KẾ HOẠCH Chuyển đổi số năm 2022, định hướng đến năm 2025
Lượt xem: 28

KẾ HOẠCH

Chuyển đổi số năm 2022, định hướng đến năm 2025

Thực hiện Kế hoạch số 106/KH-UBND ngày 03/12/2021 của UBND huyện về Chuyển đổi số huyện Nghĩa Hưng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Kế hoạch số 109/KH-UBND ngày 09/12/2021 của UBND huyện về Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng huyện Nghĩa Hưng năm 2022.

UBND thị trấn Qũy Nhất xây dựng Kế hoạch Chuyển đổi số năm 2022, định hướng đến năm 2025 với các nội dung cụ thể sau:

I. Mục đích, yêu cầu

1. Mục đích

Cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu và định hướng, xác định rõ các nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, nhiệm vụ thường xuyên và phân công cụ thể cho tổ chức, cá nhân nhằm tổ chức thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết số 09-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XX về chuyển đổi số tỉnh Nam Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 ; Kế hoạch số 120/KHUBND ngày 31/12/2020 của UBND tỉnh Nam Định về việc chuyển đổi số tỉnh Nam Định giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030 ; Kế hoạch số 106/KH-UBND ngày 03/12/2021 của UBND huyện về Chuyển đổi số huyện Nghĩa Hưng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

2. Yêu cầu

- Đổi mới tư duy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu địa phương. Đổi mới hoạt động quản lý, điều hành và giải quyết công việc của các cơ quan chính quyền; hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và phương thức, lối sống, làm việc của người dân, hướng tới phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.

  - Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên, công đồng doanh nghiệp và người dân về sự cần thiết và tính cấp thiết của chuyển đổi số. Chuyển đổi số trên cơ sở nguyên tắc lấy người dân làm trung tâm, phát huy quyền là chủ của người dân và phục vụ người dân được tốt hơn.

  II. Nội dung

  1. Đánh giá thực trạng

1.1. Hạ tầng kỹ thuật

- Hệ thống mạng nội bộ: Lực lượng Công an thị trấn đã triển khai lắp đặt, đang hoạt động; ngoài ra chưa lắp đặt hệ thống mạng nội bộ thuộc lĩnh vực khác.

- Hệ thống mạng Internet: Đã lắp đặt hoàn thiện tất cả các phòng ban, máy tính phục vụ công tác của cán bộ, công chức thị trấn.

- Tổng số máy tính, máy in, scan/tổng số cán bộ, công chức, viên chức: Số máy tính : 13 máy ; máy in 08 máy; máy Scan 01 máy.

1.2. Các ứng dụng, dịch vụ

- Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành:  Hệ thống phần mềm quản lý văn bản và điều hành được triển khai tại và áp dụng thực hiện trong việc quản lý văn bản đi, đến. Việc sử dụng phần mềm trong thực thi công vụ cũng được triển khai khá đồng bộ tại UBND thị trấn thuộc  một số lĩnh vực chuyên môn như:  phần mềm quản lý hộ tịch, phần mềm dịch vụ công  ngành Tài Chính, phần mềm quản lý BHYT ngành LĐTB&XH, sử dụng phần mềm dịch vụ công trực tuyến... Từ việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các cuộc họp trực tuyến UBND thị trấn đã kết lối với các điểm cầu của huyện để tham gia các cuộc họp trực tuyến với UBND và các cơ quan chức năng của huyện được thực hiện thường xuyên hiệu quả.

- Hệ thống Một cửa điện tử: Thực hiện sự chỉ đạo của các cấp chính quyền, UBND thị trấn đang dần hoàn thiện phấn đấu thực hiện tốt hệ thống một cửa điện tử liên thông tạo điều kiện thuận lợi nhất trong các giao dịch giúp nhân dân thực hiện một cách thuận tiện, nhanh chóng và hiệu quả nhất.

- Kết nối và sử dụng hệ thống dịch vụ công trực tuyến của tỉnh: Triển khai thường xuyên kết nối và sử dụng đối với các lĩnh vực Tư pháp, Lao động Thương binh & Xã hội… và triển khai đăng ký tài khoản sử dụng dịch vụ đối với các cán bộ, công chức khác.

- Hệ thống hộp thư công vụ: Thường xuyên kết nối và hoạt động bình thường.

- Chứng thư số : Việc sử dụng chữ ký số trong gửi, nhận văn bản điện tử cũng được  thúc đẩy triển khai tại đơn vị đã tích hợp việc sử dụng chữ ký số vào hệ thống thư điện tử, hệ thống quản lý văn bản và điều hành để trao đổi văn bản giữa các cán bộ công chức và cấp trên.

- Hệ thống Hội nghị trực tuyến: Hoạt động bình thường.

- Hệ thống báo cáo chính phủ: Hoạt động bình thường.

- Hệ thống thông tin báo cáo cấp tỉnh : Thực hiện theo văn bản chỉ đạo cấp trên.

- Hoạt động của Trang thông tin điện tử của thị trấn đã dần đáp ứng yêu cầu của Luật tiếp cận thông tin và Nghị định 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước.

1.3. Thủ tục hành chính

- Tổng số thủ tục hành chính của thị trấn từ ngày 01/01/2022 -15/05/2022: 305 thủ tục; Trong đó cung cấp 305 TTHC mức độ 4, 3, 2. Không TTHC phát sinh trực tuyến.

- Tình hình số hoá hồ sơ:

- Đánh giá tỷ lệ văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước dưới dạng điện tử; hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước.

 1. 4. Nguồn nhân lực

- Hiện nay thị trấn chưa có cán bộ chuyên trách về CNTT, tuy nhiên 100% cán bộ, công chức thị trấn đã được đào tạo cơ bản về ứng dụng CNTT đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác trong tình hình mới.

- Đào tạo, tập huấn về CNTT, chuyển đổi số, an toàn thông tin mạng: Thường xuyên cử cán bộ chuyên môn dự đầy đủ các lớp đào tạo, tập huấn về CNTT, chuyển đổi số,… do cấp trên tổ chức.

- Công tác trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với các đơn vị cùng cấp và cấp trên về xây dựng chính quyền điện tử, ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước luôn được chú trọng thực hiện.

2. Nhiệm vụ cụ thể

2.1. Chính quyền số

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị, hạ tầng phục vụ chính quyền số.

- Số hóa hồ sơ, dữ liệu phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành. (đảm bảo đến năm 2025 có 60% hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng, trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).

- Triển khai cung cấp các dịch vụ công trực tuyến độ 3, mức độ 4 cho người dân. (số lượng thủ tục hành chính mức độ 3, 4). Dự kiến tỷ lệ hồ sơ phát sinh mức độ 3, 4 trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của huyện năm 2022 và các năm tiếp theo tới năm 2025.

- Ứng dụng có hiệu quả các phần mềm dùng chung với huyện, tỉnh như: Phần mềm quản lý văn bản và điều hành công; ứng dụng chữ ký số; hệ thống thư điện tử công vụ; hệ thống thông tin một cửa điện tử; hệ thống thông tin báo cáo cấp tỉnh; …

- Sử dụng Trang thông tin điện tử đơn vị để cung cấp thông tin về chỉ đạo điều hành của đảng bộ và chính quyền, đồng thời phục vụ quảng bá về đặc trưng, thế mạnh của địa phương.

- Thiết lập kênh thông tin chỉ đạo điều hành từ cấp ủy và chính quyền đến cán bộ thôn, xóm, tổ dân phố trên các mạng xã hội của Việt Nam (Zalo, Mocha, Lotus, Gapo,...).

2.2. Kinh tế số

- Xác định đối tượng khách hàng tiềm năng trên không gian số tương ứng
với các sản phẩm, dịch vụ đặc thù, tiềm năng của địa phương.

- Xác định các kênh trên trực tuyến để tiếp cận, quảng bá, cung cấp, phân
phối sản phẩm, dịch vụ.

- Hướng dẫn người dân tạo tài khoản, viết bài, chụp hình, xây dựng các
video quảng bá về sản phẩm, dịch vụ để đăng trên các sàn thương mại điện tử, trên các mạng xã hội.

- Hướng dẫn người dân sử dụng các phương thức thanh toán điện tử an
toàn, tin cậy cho các giao dịch thương mại điện tử.

2.3. Xã hội số

- Triển khai công tác truyền thông, phổ biến các kỹ năng số cơ bản cho
người dân.

- Tập huấn về chuyển đổi số, kỹ năng số cho cán bộ thôn, xóm, tổ dân phố.

- Hướng dẫn, hỗ trợ người dân đăng ký, tạo tài khoản định danh trên Cổng Dịch vụ công trực tuyến để thực hiện dịch vụ công trực tuyến; thực hiện TTHC trên môi trường điện tử; đăng ký tài khoản thanh toán điện tử.

- Cán bộ tại bộ phận một cửa sẵn sàng hỗ trợ người dân khi có nhu cầu thực hiện TTHC hoặc các giao dịch điện tử trên môi trường mạng.

- Tuyên truyền, phổ biến tới người dân về các dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ số trên mạng; ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, kinh doanh; cách thức quảng bá, bán sản phẩm trên mạng.

- Xây dựng các tài liệu tuyên truyền (các ấn phẩm, tờ rơi, video clip...) về xã hội số, chuyển đổi số cho người dân.

III. Giải pháp thực hiện

2.1. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tính năng động, tiên phong của lãnh đạo địa phương trong thực hiện chuyển đổi số.

- Đảng- Chính quyền UBND thị trấn xác định chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt; xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể, xác định rõ nội dung công việc, biện pháp thực hiện, phân công rõ trách nhiệm của từng cá nhân; tăng cường đôn đốc, kiểm tra;

        - Tăng cường vai trò liên kết chuyển đổi số giữa các cơ quan nhà nước và tổ chức, doanh nghiệp. Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi trong tiến trình chuyển đổi số, khuyến khích đổi mới, sáng tạo, khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng, cung cấp các dịch vụ số trên địa bàn huyện.

- Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên, cộng đồng doanh nghiệp và người dân về sự cần thiết, tính cấp thiết của chuyển đổi số. Thực hiện chuyển đổi số theo phương châm: “Nhận thức” là quyết định, “người dân, doanh nghiệp” là trung tâm, “thể chế và công nghệ số” là động lực, “nền tảng số” là đột phá, “an toàn, an ninh thông tin” là then chốt, “chính quyền” là tiên phong, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tham gia của mọi người dân là yếu tố đảm bảo sự thành công trong chuyển đổi số.

2. Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và người dân về sự cần thiết, tính cấp thiết của chuyển đổi số.

  - Tập trung huy động tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin theo hướng đồng bộ, hiện đại. Khuyến khích, hỗ trợ, phát triển các doanh nghiệp chuyển đổi số toàn diện, hiệu quả, phù hợp với môi trường số; tạo môi trường, điều kiện thuận lợi thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; tích cực thu hút các doanh nghiệp số đầu tư vào thị trấn, trong đó ưu tiên các doanh nghiệp có đủ năng lực tham gia xây dựng hạ tầng viễn thông và các hạ tầng khác phục vụ chuyển đổi số.

3. Huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số.

- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động về chuyển đổi số; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nghệ thông tin, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu để trở thành các chuyên gia nòng cốt tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp về chuyển đổi số. Quan tâm thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số; khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp công nghệ tham gia trực tiếp vào quá trình giáo dục và đào tạo nhân lực, xây dựng một số trung tâm giáo dục, đào tạo về công nghệ.

4. Phát triển chính quyền số

- Tăng cường ứng dụng công nghệ số trong công tác chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc và cải cách hành chính tại đơn vị; thực hiện triệt để gửi, nhận văn bản, báo cáo điện tử từ cấp xã đến cấp huyện; thực hiện việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trên thiết bị di động thông minh.

- Gắn kết chặt chẽ việc chuyển đổi số với cung cấp dịch vụ công trực tuyến, thực hiện việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến dựa trên nhu cầu của người dân, mang lại sự thuận tiện nhất cho người dân; áp dụng công nghệ số để đơn giản hóa, cắt giảm thủ tục hành chính, hướng đến mục tiêu người dân chỉ cung cấp thông tin một lần có thể được thực hiện nhiều thủ tục hành chính.

5. Phát triển kinh tế số

- Phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai hệ thống phổ cập, hỗ trợ, trao đổi, hướng dẫn về các sản phẩm, dịch vụ công nghệ số nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận và thực hiện chuyển đổi số. Khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ số hỗ trợ, thúc đẩy triển khai các ứng dụng số cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Ưu tiên phát triển kinh tế số các ngành, lĩnh vực trọng tâm tạo tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế số của thị trấn, chuyển dịch từng bước sang các sản phẩm, dịch vụ công nghệ số, phát triển nội dung số, công nghiệp sáng tạo, kinh tế nền tảng, kinh tế chia sẻ.

6. Phát triển xã hội số

- Xây dựng các chương trình đào tạo kỹ năng số cho người dân theo hình thức trực tuyến, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, đảm bảo dễ hiểu, dễ tiếp cận.

- Tạo môi trường thuận lợi cho phát triển hệ sinh thái ứng dụng công nghệ số nhằm cung cấp các sản phẩm, dịch vụ số thiết yếu, thông minh, dễ sử dụng cho người dân; tăng cường hướng dẫn người dân đăng ký tài khoản công dân và hình thành dữ liệu điện tử trên Hệ thống thông tin dùng chung.

 - Tăng cường triển khai trên không gian mạng về thông tin các sản phẩm văn hóa, lịch sử đặc trưng, xây dựng hình ảnh, văn hóa con người Qũy Nhất nhân văn, hiếu học, tự trọng, trách nhiệm, sáng tạo, đồng thời tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức, góp phần xây dựng văn hóa số trong cộng đồng.

IV. Tổ chức thực hiện

1. Ban Chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử thị trấn

 Tham mưu, đề xuất với UBND thị trấn, Chủ tịch UBND thị trấn về chủ trương, chiến lược, cơ chế, chính sách tạo môi trường pháp lý thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số hướng tới Chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội số; đôn đốc, điều phối chung việc triển khai Kế hoạch Chuyển đổi số trên địa bàn thị trấn.

2. Ban Văn hóa- Thông tin TT

 - Căn cứ các văn bản hướng dẫn từ UBND tỉnh, huyện chủ động tham mưu xây dựng bài tuyên truyền trên hệ thống thông tin thị trấn để nâng cao sự hiểu biết, tầm quan trọng trong chuyển đổi số đối với cán bộ, công chức, các tổ chức, doanh nghiệp và toàn thể nhân dân.

- Hướng dẫn các doanh nghiệp viễn thông đẩy mạnh phát triển hạ tầng viễn thông, cung cấp dịch vụ số cho các cơ quan nhà nước, người dân, doanh nghiệp trên địa bàn thị trấn đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số của thị trấn.

3. Tài chính- Kế toán

- Tham mưu cho Chủ tịch UBND thị trấn tuyên truyền vận động hỗ trợ, bố trí kinh phí để triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch từ nguồn kinh phí được giao.

4. Trạm Y tế thị trấn

-Triển khai các nhiệm vụ, giải pháp theo chức năng, nhiệm vụ chuyên ngành Y tế được giao.

 - Ứng dụng các công nghệ hiện đại trong việc triển khai hạ tầng số ngành y tế, nâng cấp, chuyển đổi hạ tầng kỹ thuật các công nghệ mạng dây dẫn, không dây hiện đại

- Tạo lập, hoàn thiện và phát triển các nền tảng, cơ sở dữ liệu phục vụ khám, chữa bệnh theo dõi dữ liệu sức khỏe toàn dân.

5. Trường Trung học cơ sở, Tiểu học, Mầm non

 - Chủ trì triển khai các nhiệm vụ, giải pháp được nêu trong nội dung Kế hoạch  theo chức năng, nhiệm vụ chuyên ngành. Đẩy mạnh xã hội hoá đào tạo các cấp học trên mạng và ứng dụng CNTT trong dạy và học, sách giáo khoa điện tử.

- Số hóa cơ sở dữ liệu, ngành giáo dục đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về giáo dục và quản trị cơ sở giáo dục

- Hoàn thiện nâng cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 cho tất cả các TTHC đủ điều kiện trong lĩnh vực GDDT của các nhà trường.

6. Địa chính- Xây dựng - Môi trường

- Chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai các nhiệm vụ, giải pháp được nêu trong Kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Tham mưu UBND thị trấn trong công tác thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và chuyển giao công nghệ.

 - Xây dựng chương trình khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo để nghiên cứu, ứng dụng và triển khai công nghệ mới về chuyển đổi số. Ưu tiên phân bổ các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cho chuyển đổi số.

  7. Văn phòng HĐND-UBND

- Phối hợp cùng các ban ngành lồng ghép đào tạo kiến thức về chuyển đổi số vào các khoá đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

- Xây dựng, lồng ghép tiêu chí đánh giá về chuyển đổi số vào Bộ chỉ số cải cách hành chính.

8. Lao động TB-XH

- Phối hợp với Trung tâm GDTX-GDNN của huyện cùng ngành giáo dục nghiên cứu đưa chuyên đề nâng cao nhận thức về chuyển đổi số vào giảng dạy ở trung tâm dạy nghề.

- Thực hiện các hệ thống cơ sở dữ liệu, quản lý lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, quản lý hộ nghèo, hộ cận nghèo, người có công, các đối tượng BTXH

10. Tư pháp – Hộ tịch

- Triển khai thực hiện số hóa và tạo lập hồ sơ – Hộ khẩu- Hộ tịch

- Xây dựng hệ thống chứng thực điện tử

11. Các cơ quan, đơn vị, trên địa bàn thị trấn, các ban ngành đoàn thể cán bộ công chức, viên chức.

- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được phân công trong Kế hoạch này.

- Tổ chức quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về chuyển đổi số đến cán bộ, công chức, viên chức và các tổ chức, công dân; ý nghĩa, tầm quan trọng của chuyển đổi số trong các cơ quan hành chính nhà nước.

- Căn cứ nội dung Kế hoạch này các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, cán bộ công chức, viên chức xây dựng Kế hoạch cụ thể để triển khai thực nhiệm vụ cụ thể; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về UBND thị trấn trước ngày 30/11 hàng năm để tổng hợp, báo cáo UBND huyện, Phòng Văn hóa &Thông tin  theo quy định.

Trên đây là nội dung Kế hoạch chuyển đổi số thị trấn Qũy Nhất năm 2022, định hướng đến năm 2025. Căn cứ Kế hoạch này, các ban, ngành, tổ chức, đơn vị liên quan chủ động triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh, vướng mắc kịp thời phản ánh về UBND thị trấn xem xét, giải quyết./

Nơi nhận: 

- UBND huyện;

- Thường trực Đảng ủy,HĐND TT;

- Lãnh đạo UBND TT;

- Thành viên BCĐ Chuyển đổi số TT;

- Lưu: VT.

  TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

 CHỦ TỊCH

 

(Đã ký) 

 

Vũ Văn Điệp

Tin mới







image advertisement
image advertisement

 image advertisement

anh tin bai
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân Thị Trấn Quỹ Nhất - Nghĩa Hưng - Nam Định
Địa chỉ: Khu phu phố  6 - Thị trấn Quỹ Nhất - huyện Nghĩa Hưng - tỉnh Nam Định
Email: UBNDquynhat@gmail.com
ĐT: 0228.3872016
  
Chung nhan Tin Nhiem Mang